BetCity - (Việt Nam) trang web chính thức

BetCity

Giải mã mật nhân - Vị thuốc đắng chữa bá bệnh

03/10/2022

Cây mật nhân là một trong những dược liệu được sử dụng trong nhiều bài thuốc nam bởi các tác dụng dược lý và lợi ích đối với sức khỏe con người. Sở dĩ người viết đặt tựa đề như vậy, vì Mật nhân còn có cái tên thường gọi khác cây bá bệnh hay cây bách bệnh. Cũng không phải tự nhiên mà nó được gọi như vậy, do loại cây này trong dân gian được sử dụng để chữa rất nhiều bệnh lý khác nhau. Ngoài ra một trong những điểm đặc trưng khi người ta nhớ đến nó, đó là vị đắng không lẫn đi đâu, đắng như mật. Vậy cây mật nhân có công dụng gì và được sử dụng trong điều trị như thế nào? Hãy cùng BetCity tìm hiểu nhé!

Mô tả đặc điểm cây thuốc

Mật nhân (tên khoa học Eurycoma longifolia) thuộc họ Thanh thất (Simaroubaceae) là loại cây bụi, thân gỗ trưởng thành có thể cao tới 10 – 15m, tuy cao nhưng thân lại khá mảnh. Cây chủ yếu mọc dưới tán của những vòm cây lớn hơn, thân mọc thẳng, từ thân chính phân ra khá nhiều nhánh nhỏ. Lớp vỏ bao bọc bên ngoài thân cây màu trắng xám hoặc vàng ngà. Toàn bộ cây đều có lông.

Bộ rễ của cây khá lớn, có khi lên tới hàng chục kí, phía ngoài có màu vàng nâu, trơn láng hoặc xù xì nếu mọc nhiều rễ con. Cắt ngang rễ thấy có màu trắng ngà, không chứa vân. Chất cứng, dùng tay rất khó bẻ gãy, có mùi thơm.

Lá Mật nhân thuộc loại lá kép lông chim, lá chẵn, có khoảng 20 – 40 lá mọc đối xứng nhau. Mặt trên lá màu xanh bóng, mặt dưới màu trắng. Một lá kép có thể dài đến 1 mét, trong đó các lá chét thường có chiều dài khoảng 5 -20 cm và chiều ngang tối đa khoảng 6cm.  Lá có dạng hình trứng dài, dày và nhẵn. Cành lá có cuống rất dài, khoảng 30-40cm. Cuống màu đỏ nâu, mọc nhiều ở phần ngọn.

Hoa thuộc dạng lưỡng tính, thường mọc thành cụm nhỏ hình chùy ở nách lá. Hoa có màu đỏ nâu, Cánh hoa rất mềm và nhỏ. Hoa và bao hoa phủ đầy lông.

Quả hình trứng chứa một hạt, vỏ cứng có rãnh nhỏ ở giữa, chiều dài từ 1 – 2cm, bề ngang khoảng 0,5 – 1cm, bề mặt của hạt thường bám nhiều lông ngắn. Quả mật nhân khi còn non màu xanh, chín sẽ chuyển sang màu đỏ sẫm.

Mật nhân ra hoa vào khoảng tháng 3 – 4, có quả vào tháng 5 – 6.

Công dụng của cây mật nhân

Cây mật nhân có tác dụng gì?” Theo Y Học Cổ Truyền, cây mật nhân có tính mát, vị đắng không độc và quy vào kinh Thận, Can. Nghiên cứu từ các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng vỏ cây mật nhân chứa hàm lượng lớn chất urycomalacton (chất gây đắng) và nhiều hoạt chất gồm camopesterol, quasin, 2,6 – dimetoxybenzoquinon, bsitorol, alcaloid (10 – dimethoxycanthin, carbolin), triterpen (piscidinol A, niloticin, hyspidron), quassinoid (eurycomalacton, longilacton, 15-β-dihydroxyklaineanon)....

Dựa vào các thành phần hoạt chất trên, công dụng của cây mật nhân đối với sức khỏe và điều trị bệnh như sau:

  • Kích thích cơ thể nam giới tăng tiết nồng độ hormone sinh dục một cách tự nhiên nhất, tăng cường sinh lý nam giới; hỗ trợ cải thiện triệu chứng xuất tinh sớm, yếu sinh lý, liệt dương; tăng cường sự ham muốn và nâng cao chất lượng tinh trùng...;
  • Điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh  kinh nguyệt không đều ở phụ nữ;
  • Điều trị tiêu chảy, kiết lỵ;
  • Chữa bệnh ghẻ lở, chàm, mẩn ngứa ở trẻ em;
  • Công dụng của cây mật nhân giúp ăn ngon miệng và kích thích đường tiêu hóa;
  • Chống lại và tiêu diệt ký sinh trùng gây sốt xuất huyết, sốt rét;
  • Trị chứng nhức mỏi tay chân, nhức mỏi xương khớp;
  • Tẩy giun;
  • Công dụng của cây mật nhân còn giúp giải rượu.

Bên cạnh các vấn đề liên quan đến câu hỏi “mật nhân có tác dụng gì? thì liều dùng và các dùng dược liệu này trong điều trị như thế nào?” cũng là câu hỏi mà nhiều người bệnh cần được giải đáp. Theo đó, liều lượng và cách dùng cây mật nhân trong điều trị bệnh là khác nhau và chúng có thể được bào chế ở các dạng gồm thuốc ngâm rượu, nước sắc, thuốc ngâm sáp mật ong, chế thành cao hoặc viên nén. Cách chế biến một số dạng bào chế dược liệu cụ thể như sau:

  • Sắc lấy nước dùng: Dược liệu mật nhân được cắt thành từng đoạn nhỏ và hãm cùng với nước sôi, dùng uống thay nước trà. Mỗi lần dùng khoảng 15g và có thể tăng liều hơn khi có nhu cầu;
  • Tán thành bột mịn: Dược liệu được tán thành bột mịn, thêm một ít nước ấm hoặc mật để hoàn thành viên tròn. Mỗi lần dùng khoảng 6 – 10g dược liệu đã được sơ chế;
  • Chế thành cao: Dược liệu mật nhân được thái nhỏ thành sợi, sau đó tán thành bột mịn, thêm mật ong thành dạng sệt và đem nấu ở 55 độ. Cao dược liệu sau khi nấu được để nguội và để vào ngăn mát tủ lạnh. Sử dụng 1 thìa cà phê cho mỗi lần dùng;
  • Ngâm với sáp mật ong: Sử dụng một lượng dược liệu mật nhân đã được thái mỏng, một ít sáp mật ong đem ngâm với một thể tích vừa đủ rượu trắng. Thời gian ngâm từ 30 – 4 ngày là có thể lấy ra sử dụng;
  • Ngâm rượu: Dùng rễ cây mật nhân rửa sạch rồi thái mỏng, phơi nắng đến khi héo dần và đem ngâm với một ít rượu. Để giảm vị đắng của urycomalacton có thể ngâm với một ít hạt chuối phơi khô và táo mèo. Thời gian ngâm khoảng 1 tháng là có thể lấy ra sử dụng.

Lưu ý khi sử dụng cây mật nhân

Bên cạnh những công dụng của cây mật nhân được sử dụng trong điều trị, dược liệu này cũng có những chống chỉ định, tác dụng phụ và tương tác thuốc trong sử dụng. Vì vậy người bệnh cần lưu ý một số vấn đề khi dùng dược liệu mật nhân trong điều trị như sau:

Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng dược liệu mật nhân như sau:

  • Nôn và buồn nôn;
  • Chóng mặt, đau đầu;
  • Kích ứng da;
  • Hạ đường huyết;
  • Nôn mửa do ngộ độc.

Chống chỉ định:

  • Người mẫn cảm hay dị ứng với các thành phần trong cây mật nhân;
  • Trẻ em dưới 9 tuổi và phụ nữ đang mang thai;
  • Người mắc các bệnh lý về dạ dày, tim mạch, gan...;
  • Người có vấn đề về chức năng nội tạng;
  • Người bệnh vừa hồi phục cũng không nên sử dụng các bài thuốc chứa dược liệu mật nhân. Bởi khi cơ thể chưa được hồi phục hoàn toàn, bệnh lý có thể khởi phát và trở nên trầm trọng hơn.

Tương tác thuốc: Cũng như bất kỳ loại thuốc nào, dược liệu mật nhân trong các bài thuốc điều trị có thể tương tác với các loại thuốc khác và gây ra những tương tác thuốc nguy hiểm. Vì vậy, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh cần thông báo với bác sĩ điều trị các loại thuốc đang sử dụng.

Bách Thảo Dược không ngừng nghiên cứu, phát triển & sản xuất những sản phẩm chất lượng, hiệu quả, an toàn cho các thương hiệu với nguồn dược liệu đa dạng, đạt chuẩn.

Nhà máy sản xuất TPCN BetCity tự hào là đơn vị đạt chuẩn GMP mang đến những dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín trong lĩnh vực sản xuất TPBVSK. Liên hệ với chúng tôi tại:

NHÀ MÁY SẢN XUẤT TPCN BetCity GMP

Văn phòng: BT06-23, Biệt thự Ngoại Giao Đoàn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Nhà máy: Lô Q - 6, KCN Tràng Duệ, Thuộc Khu Kinh Tế Đình Vũ - Cát Hải, Xã An Hoà, Huyện An Dương, Hải Phòng

Hotline: 0888846969

Email: [email protected]

Tags

Đánh giá bài viết!

Bình luận

Tin liên quan

7 loại thảo mộc điều trị hen suyễn hiệu quả

09/12/2023 11 lượt xem

Hen suyễn là bệnh lý viêm mãn tính của đường…

Béo phì ở trẻ em, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

01/12/2023 73 lượt xem

Béo phì ở trẻ em là bệnh lý thường gặp,…

Mùa đông hay bị bệnh gì?

20/11/2023 89 lượt xem

Mùa đông với thời tiết giá lạnh dễ dẫn tới…

Nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng phổ biến của nhồi máu cơ tim

14/11/2023 89 lượt xem

Nhồi máu cơ tim cấp là một trong những nguyên…

Bài đọc nhiều nhất

Giới thiệu về BetCity

Giới thiệu về BetCity

01/08/2019 88654 lượt xem

Bài đăng mới nhất

FANPAGE FACEBOOK

BetCity
 - Địa chỉ gia công dược mỹ phẩm UY TÍN

(BetCity ) 0888846969