Ô tặc cốt hay còn được gọi là mai mực hay nang mực với danh pháp khoa học là Sepiella maindroni, thuộc họ Mực (Sepiidae). Trong Đông y, loại dược liệu này có vị mặn, se, tính hơi ấm, được quy vào kinh Can và Thận, có tác dụng trị lở loét, cầm máu, bổ huyết, hóa ngưng, trị thổ huyết,…
Gọi tên Mai mực là Ô tặc cốt vì theo các tài liệu cổ, con mực thích ăn thịt chim, chúng thường sẽ giả chết để nổi lên phía trên mặt nước, chim tưởng là xác chết nên sẽ bay sà xuống mổ ăn, bị con mực lôi xuống nước để ăn thịt, ăn thịt nhiều nhất là loài quạ nên nó mới có cái tên ô là quạ, tặc là giặc, cốt là xương; ý nghĩa là xương của giặc đối với quạ. Hoặc một cái tên khác là Hải phiêu tiêu vì Mai mực thoạt nhìn khác giống với tổ con bọ ngựa mà lại gặp ngoài biển (phiêu tiêu là tổ bọ ngựa).
Tính vị: Ô tặc vị có vị mặn, se và tính hơi ấm.
Quy kinh: Trong Đông y, Ô tặc cốt được quy vào kinh Can và Thận.
Tác dụng của dược liệu Ô tặc cốt
Theo nghiên cứu của giới dược lý hiện đại
- Kháng acid, giảm đau: Trong xương mực có chữa thành phần canxi cacbonat có tác dụng trung hòa axit dạ dày và có tác dụng làm giảm các triệu chứng ợ nóng. Bên cạnh đó, Ô tặc cốt còn có tác dụng thúc đẩy quá trình giảm đau tại chỗ;
- Ức chế kháng Cholinergic tiết acid dạ dày;
- Cầm máu: Trong mai mực có chứa thành phần pectin và một số chất hữu cơ khác đóng vai trò như chất dịch dạ dày giúp bảo vệ thành dạ dày và ngăn chặn xu hướng tụ máu hay đông máu;
- Thúc đẩy quá trình làm lành xương và đóng vai trò khá quan trọng của sự lão hóa xương;
- Có tác dụng chống bức xạ;
- Làm tăng thành phần Serotonin;
- Không có tác dụng kháng khuẩn nhưng có tác dụng hấp thụ các chất độc và vi khuẩn chảy máu, chất nhầy.
Theo Y học cổ truyền ghi nhận
- Chỉ huyết, liễm huyết, có tác dụng ức chế chất chua trong dịch vị và thẩm thấp;
- Cầm máu và làm se;
- Làm lành các vết loét ngoài da;
- Cố tinh và trừ khử khí hư;
- Chống toan hóa;
- Giảm đau.
Một số bài thuốc từ ô tặc cốt
- Bài thuốc bổ huyết, hóa ngưng, ích tinh và chỉ huyết: Dùng 1 phần huệ nhự và 4 phần mai mực. Đem các vị tán bột, sau đó thêm trứng chim sẻ vào làm thành viên. Khi đói dùng 5 viên uống với nước sắc bào ngư.
- Bài thuốc trị mắt có màng phía ngoài: Dùng mai mực và băng phiến, mỗi thứ 4g. Đem các vị tán thành bột, chia thành 3 lần và dùng hết trong ngày.
- Bài thuốc trị vết loét nông trên da: Dùng mai mực tán thành bột mịn và rắc đầy lên vùng bị loét. Sau đó đắp gạc vô trùng và cố định. Thay gạc và rắc bột mới sau 2 – 3 ngày.
- Bài thuốc trị chứng xuất huyết (trĩ, xuất huyết dạ dày, phụ nữ băng lậu,…): Dùng thuyên thảo 6g, ngũ bội tử 5g, thù nhục 10g, hoàng kỳ 10g, cam thảo 3g, ô tặc cốt 12g, than bẹ móc 5g, mẫu lệ 10g, bạch truật 10g, long cốt 10g, bạch thược 10g, đem sắc uống.
- Bài thuốc trị phụ nữ băng huyết lâu ngày: Dùng băng phiến, ô tặc cốt và bột tùng hoa tán bột, thoa vào vết thương rồi buộc chặt.
- Bài thuốc trị thổ huyết: Dùng mai mực tán bột uống cùng với nước sắc bạch cập. Mỗi lần dùng 1 – 2g.
- Bài thuốc trị xích bạch đới: Dùng quán chúng than 25g, ô tặc cốt 30g với tam thất 6g, đem tán bột. Mỗi lần dùng 10g thuốc bột uống cùng với nước sôi nguội. Hoặc dùng ô tặc cốt 12g, phục linh 10g, bạch chỉ 10g, bạch vi 10g, sơn dược 12g, lộc giác sương 10g, bạch truật 10g, bạch thược 10g, mẫu lệ 10g, đem tán bột mịn. Sau đó thêm hồ vào làm thành hoàn. Mỗi lần dùng 6g, ngày uống 3 lần.
- Bài thuốc trị dạ dày tiết nhiều axit: Dùng diên hồ sách 1 phần, mai mực 8 phần và khô phàn 4 phần. Đem tán thành bột mịn, sau đó cho thêm mật ong 6 phần vào và vo thành hoàn. Ngày dùng 3 lần sau bữa ăn, mỗi lần dùng 10g.
- Bài thuốc trị loét da lâu ngày không khỏi: Dùng bột ô tặc cốt đắp ngoài, nếu có nhiệt độc gia thêm hoàng liên và hoàng bá tán bột.
- Bài thuốc trị viêm tai giữa cỏ mủ: Dùng xạ hương 0.4g và ô tặc cốt 2g, đem tán nhỏ. Sau đó rửa tai bằng oxy hóa và dùng tăm bông chấm thuốc, đem ngoáy vào tai.
- Bài thuốc trị phụ nữ loét âm hộ: Dùng mai mực thiêu tồn tính, sau đó trộn đều với lòng đỏ trứng gà và thoa vào vết loét.
Lưu ý khi sử dụng ô tặc cốt
Để việc sử dụng Ô tặc cốt không gặp phải vấn đề gì và phát huy hết công dụng vốn có của chúng, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Sử dụng Ô tặc cốt ở dạng bột mịn sẽ đem lại hiệu quả cao hơn việc sử dụng ở dạng thuốc sắc;
- Đối tượng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong Ô tặc cốt cần hết sức lưu ý khi sử dụng;
- Đối tượng bị âm hư nhiệt nhiều không được sử dụng các bài thuốc từ Ô tặc cốt;
- Nếu bạn sử dụng quá nhiều hay sử dụng trong khoảng thời gian quá lâu mà bị táo bón, khi đó, bạn nên sử dụng kèm thuốc nhuận tràng theo sự hướng dẫn của bác sĩ;
- Tạm ngưng việc sử dụng thuốc từ Ô tặc cốt nếu cơ thể xuất hiện một số triệu chứng bất thường như: đau đầu, đau bụng, buồn nôn, chóng mặt, phát ban da,…
Bách Thảo Dược không ngừng nghiên cứu, phát triển & sản xuất những sản phẩm chất lượng, hiệu quả, an toàn cho các thương hiệu với nguồn dược liệu đa dạng, đạt chuẩn.
Nhà máy sản xuất TPCN BetCity
tự hào là đơn vị đạt chuẩn GMP mang đến những dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín trong lĩnh vực sản xuất TPBVSK. Liên hệ với chúng tôi tại:
NHÀ MÁY SẢN XUẤT TPCN BetCity
GMP
Văn phòng: BT06-23, Biệt thự Ngoại Giao Đoàn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Nhà máy: Lô Q - 6, KCN Tràng Duệ, Thuộc Khu Kinh Tế Đình Vũ - Cát Hải, Xã An Hoà, Huyện An Dương, Hải Phòng
Hotline: 0888846969
Email: [email protected]